Các loại hình chợ để phát triển du lịch mua sắm

Chợ theo nghĩa rộng chỉ những nơi diễn ra hoạt động mua bán giữa các chủ thể với nhau. Trong đó bao gồm các chợ (theo nghĩa hẹp), các siêu thị, các trung tâm thương mại. Có thể khẳng định rằng, hiện nay những nơi nào tập trung dân cư đều có chợ. Tuy nhiên không phải chợ nào cũng được khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch . Do đó, tôi xin được phân theo đặc điểm của các chợ có thể phục vụ cho hoạt động du lịch như sau: Chợ ngày: Chợ ngày là những chợ diễn ra vào thời gian từ sáng sớm cho đến khoảng chiều tối. ở Việt Nam cũng như trên thế giới chợ ngày chiếm trên 90% . Trong đó những chợ ngày phục vụ cho hoạt động du lịch thì không nhiều, chỉ tập trung vào một số chợ có đặc điểm thực sự hấp dẫn du khách, chẳng hạn như có bề dầy lịch sử, có giá trị văn hoá hoặc kiến trúc nghệ thuật hay có những điều kiện thuận lợi trong thông thương, trao đổi mua bán và có nhiều loại sản phẩm hàng hoá độc đáo, phong phú, đẹp, giá cả hấp dẫn. Chợ ngày còn đa dạng về các loại hình khác như: chợ phiên, chợ xuân. Chợ phiên: Chủ yếu tập trung ở các vùng thôn quê hoặc vùng núi cao…. Do đặc điểm về vị trí địa lí và điều kiện về giao thông đi lại khó khăn nên chợ họp vào những ngày nhất định, gọi là chợ phiên. Vào những ngày phiên chợ, mọi người từ khắp nơi tập trung đến đây trao đổi mua bán đông vui tấp nập như chợ phiên Bắc Hà, chợ Mường Hum (Lào Cai). Chợ xuân: Thường họp vào mỗi độ xuân về, người ta đến chợ xuân không chỉ với mục đích mua bán hàng hoá mà chợ xuân còn là nơi sinh hoạt văn hoá của người dân địa phương, là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh mang bản sắc rất riêng của từng vùng, từng địa phương. Chính vì vậy, chợ xuân luôn thu hút khách du lịch từ khắp nơi về đây tham gia và hoà mình vào không khí nhộn nhịp tưng bừng trong sắc xuân vui tuơi. Chợ xuân không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn thu hút rất nhiều du khách quốc tế. Chợ xuân tiêu biểu nhất là chợ Xuân Gia Lạc ở Huế. Chợ đêm: Theo bài viết của tác giả Nguyễn Phạm Hùng và Nguyễn Thị Nguyệt ánh về chợ đêm trong tạp chí “Du lịch Việt Nam” tháng 8 năm 2001 thì “ Chợ đêm là bản sắc kinh tế, văn hoá của địa phương, là loại hình sinh hoạt đặc biệt hấp dẫn du khách. Chợ đêm du lịch vừa phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương vừa thu hút khách du lịch”. Chợ đêm có ở rất nhiều nước trên thế giới và hoạt động rất có hiệu quả, thu hút khách bởi nó mang đậm bản sắc địa phương với hàng hoá đủ chủng loại và giá cả hấp dẫn, kết hợp với các khu ẩm thực với hàng trăm quầy thức ăn và những buổi trình diễn nghệ thuật ở sân khấu ngoài trời. Một số chợ đêm tiêu biểu như chợ đêm ở Bangkok “Night bazaar” của vùng Chiêng Mai (Thái Lan),chợ Zegyo ở Mandalay (Myanmar)… ở Việt Nam chợ đêm vẫn chưa nhiều và chưa được khai thác hết tiềm năng vốn có của nó nên hiệu quả hoạt động của các chợ đêm ở Việt Nam chưa cao và chưa thu hút được nhiều du khách. Một vài chợ đêm ở Việt Nam được khai thác phục vụ du lịch như chợ Đồng Xuân (Hà Nội) với những con phố xung quanh cùng với nhưng quầy hàng lưu động bán thức ăn nhanh, đặc sản của các địa phương miền bắc, quà lưu niệm… Chợ Viềng (Nam Định) với 3 phiên: Viềng Hải Lăng (mồng 6 tết), Viềng Kim Thái (mồng 8 tết), Viềng Nam Trực, Chợ Kỳ Lừa (Lạng Sơn) … Các chợ đêm trên đều là những nơi diễn ra hoạt động mua bán sản phẩm hàng hoá giữa con người, trong đó có sử dụng các dịch vụ như ăn uống, vui chơi… và có điểm chung là mang tính chất thương mại. ở đây, người bán hàng nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, còn người mua nhằm mục đích thoả mãn các nhu cầu về mặt vui chơi, giải trí, mua sắm… Tuy nhiên, có một số chợ đêm lại không mang tính chất mua bán thương mại, nhưng lại được khai thác phục vụ du lịch rất có hiệu quả như “chợ tình” Sapa. Chợ tình Sapa được diễn ra vào các đêm thứ 7, là nơi nam nữ gặp gỡ, hẹn hò. Chợ thường được họp sau khi ánh hoàng hôn tắt, các nhóm trai gái người H’Mông, người Dao cùng vui chơi, trổ tài múa hát, thổi kèn, tâm tình hò hẹn. Khi màn đêm buông xuống, từng đôi trai gái đưa nhau đến nơi khuất vắng trò chuyện, trao kỉ vật cho nhau hẹn phiên chợ sau gặp lại. “Chợ tình” là sinh hoạt văn hoá đă có từ ngàn xưa nay vẫn được duy trì, và rất lôi cuốn du khách trong và ngoài nước muốn tìm hiểu văn hoá các dân tộc ở Sapa.

Những dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên biết

Trước ngày sinh con, hãy bảo đảm rằng bạn đã nói chuyện với bác sĩ về cách thức liên lạc khi bạn chuyển dạ. Những dấu hiệu cơ bản bạn nên biết đó là: Cơn co bóp diễn ra thường xuyên hơn và mạnh hơn, những khoảng nghỉ giữa các cơn cũng ngắn dần đi. Đau vùng thắt lưng không giảm. Bạn cũng có thể cảm thấy những triệu chứng tương tự như trong giai đoạn trước khi có kinh kèm với co thắt. Vỡ ối (có thể làm nước ối chảy ào ạt hoặc nhỏ giọt liên tục) và bạn sẽ cảm thấy các cơn co bóp. Xuất tiết dịch có lẫn máu (màu nâu hoặc đốm máu). Đây là nút dịch chẹn ở cổ tử cung. Cơn chuyển dạ có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào hoặc vài ngày sau. Cổ tử cung sẽ dãn ra (mở cổ tử cung) và trở nên mỏng hơn và mềm hơn (còn được gọi là xóa cổ tử cung). Khi khám khung chậu, bác sĩ có thể phát hiện được khi hiện tượng này xảy ra. Việc sinh nở có thể khiến bạn lo lắng. Các mẹ có thể tập các bài tập yoga khi mang bầu để tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng khi sinh.
.  

Post Author: admin