Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh và chăm sóc trẻ trong những ngày đầu

Chăm sóc trẻ là một trong nhưng việc khá khó khăn, nhất là với những người lần đầu làm ba mẹ. Dưới đây là một vài mẹo chăm sóc trẻ như cách pha sữa cho trẻ sơ sinh, cách cho con bú, v.v… để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Ba mẹ hãy xem bài viết sau đây nhé!

1. Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh

Khi pha sữa, điều quan trọng nhất là phải vô trùng. Gần đây, việc sản xuất sữa bột ở các nhà máy đều hết sức chặt chẽ, vì thế trong sữa không có vi khuẩn. Để vi khuẩn và virus không thể xâm nhập trong quá trình pha sữa và cho con ăn, người mẹ phải đặc biệt cẩn thận.

Vậy vi khuẩn xâm .nhập vào sữa thông qua những con đường nào? Hay gặp nhất là do tay người mẹ mang vi khuẩn khi pha sữa sẽ xâm nhập vào. Ngoài ra, do những côn trùng có hại như ruồi, gián có thể chui vào bình sữa hoặc đậu trên núm vú cao su, làm lây vi khuẩn vào. Để có thể cho con uống sữa vô trùng, hãy loại bỏ những đường truyền bệnh kể trên. Trước khi pha sữa mẹ hãy rửa tay bằng xà phòng thật sạch, dùng khăn sạch để lau khô tay (khăn dùng rồi phải giặt sạch, phơi khô dưới ánh mặt trời).

Bình sữa và núm vú cao su phải khử trùng bằng nước sôi. Vì mỗi lần pha sữa lại khử trùng một lần thì rất mất công, nếu có thể làm mỗi lần 6-7 bình, mỗi khi pha lại lấy một bình để sử dụng.

Sau khi sử dụng bình sữa phải súc bình và núm vú nhiều lần bằng nước sạch rồi tráng nước sôi ngay vì sữa để lâu sẽ sinh ra vi khuẩn. Nên dùng loại bình sữa có cổ rộng để không chỉ dễ vệ sinh mà còn dễ dàng khi múc sữa từ trong hộp đổ vào. Mẹ có thể chọn mua sữa hộp cho bé của Vinamilk để đảm bảo độ uy tín và chất lượng sữa cho bé. 

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách giúp con khỏe mạnh

2. Các kỹ năng giúp trẻ ợ hơi sau khi bú sữa

Sau khi bú xong, trẻ có thể bị trớ sữa, nếu không chú ý, có thể trẻ sẽ hít vào, thậm chí bị ngạt. Điều này có liên quan đến việc bé đã nuốt không khí khi bú mẹ, cho nên sau khi bú xong cần phải cho bé ợ hơi. Có các cách sau:

– Cách 1: Trài một chiếc khăn dài, từ vai trái (phải) xuôi xuống bụng của người mẹ, phòng khi bẻ bị trớ. Sau đó ôm bé thẳng đứng, áp sát, ngả trên vai mẹ sao cho cằm của bé tì nhẹ trên vai mẹ. Một tay ôm mông bé, còn lấy lòng bàn tay kia khum thành hình cốc rồi vỗ nhẹ từ dưới lên trên phần lưng hoặc dùng tay vuốt nhẹ lưng bé, cho đến khi bé nấc lên ợ hơi ra ngoài thì thôi.

– Cách 2: buộc một khăn bông quanh cổ bé để tránh cho bé khỏi trớ vào quần áo, sau đó đặt bé ngồi trên đùi mẹ; sau đó một tay đỡ ngực bé, tay kia khum lại thành nắm đấm rồi nhẹ nhàng vỗ lưng cho bé hoặc có thể dùng tay vuốt lưng cho bé, cho đến khi thấy bé ợ hơi là được. Nếu thấy bé vẫn không ợ hơi thì có thể cho bé nằm trên giường, nghiêng đầu về một bên.

Ba mẹ đừng xem nhẹ việc giúp trẻ ợ hơi sau khi bú, vì nếu không giúp trẻ ợ hơi con sẽ dễ bị ọc sữa sau khi bú. Có những trường hợp trẻ ọc sữa không được xử lý kịp thời rất dễ bị tím tái và dịch nôn tràn vào phổi gây ngạt thở, nguy hiểm cho bé. Vì thế ba mẹ phải hết sức lưu ý và cẩn thận.

Ba mẹ nên học cách pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng cách

3. Các tư thế bế trẻ đúng cách

Sự ra đời của đứa trẻ sẽ đểm lại niềm vui rất lớn cho những ông bố, bà mẹ trẻ; tuy nhiên nhìn thấy cơ thể em bé mềm mại như bông thì lại không biết nên bế bé thế nào để khỏi lọt tay. Vì thế ba mẹ nên bế trẻ theo một trong các cách sau đây để tránh gây tổn thương cho trẻ. 

– Cách bế ôm: đưa đầu bé lên, đặt vào hốc khuỷu tay, sau đó một tay ôm lấy phần mông ngoài của bé, một tay ôm lấy phần mông trong của bé rồi bế lên là được. Đây là cách bế bé thường dùng nhất.

– Cách bế ngồi: Dùng một tay đỡ đầu bé, một tay đỡ phần cẳng chân bé sao cho phần mông bé đặt lên hai đùi mẹ, khiến cho mặt bé và mẹ đối diện với nhau, phần thân trên của bé với đùi mẹ tạo thành một góc nhất định nhưng không được quá thẳng.

– Cách bế nghiêng: Cách bế này dùng khi gội đầu cho bé. Dùng một tay đỡ đầu bé, tay kia đỡ hai chân bé, đưa bé nghiêng sang bên dưới nách mẹ sao cho phần hốc tay của tay đỡ đầu bé có thể kẹp lấy phần mông bé (dùng sức của khuỷu tay), tay kia có thể dùng để gội đầu cho bé hoặc làm các việc chăm sóc khác.

– Cách bế thẳng: Dùng để giúp bé ợ hơi sau khi bú mẹ. Lấy hai tay ôm lấy bé, một tay đỡ phần gáy bé, tay kia đỡ phần mông bé, sao cho người bé thẳng và tựa vào vai mẹ, sau đó dùng tay đỡ đầu bé vỗ nhẹ trên lưng bé.

Những cách bế trẻ trên sẽ giúp ba mẹ không gây tổn thương đến cơ thể non nớt của bé. Bế trẻ sai tư thế khi trẻ vừa bú no cũng là một trong những nguyên nhân khiến con bị ọc sữa. Nên ba mẹ phải hết sức cẩn thận.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn ba mẹ đã có cho riêng mình cách chăm sóc bé rồi phải không nào. Ngoài ra, phụ hunh có thể tham khảo thêm những cách chăm bé khác ngay tại đây nhé!

Post Author: admin