Mách mẹ những kiến thức chăm sóc và chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh luôn có vô vàn những vấn đề khiến bố mẹ lo lắng. Điển hình như thân nhiệt hay chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh như thế nào,… luôn khiến các ông bố bà mẹ rối như tơ vò. Vậy dưới đây là một số kiến thức tổng quan về bé mới sinh cho các bố mẹ tham khảo:

Tổng quan về trẻ sơ sinh

Những biểu hiện trạng thái của trẻ sơ sinh 

Căn cứ vào những phản ứng đối với kích thích của trẻ sơ sinh, thì có thể chia trạng thái ý thức của trẻ sơ sinh thành sáu loại, cách phân định thường dùng là dùng ngón trỏ khều lòng bàn chân, cũng có thể dùng ngón cái và ngón trỏ véo nhẹ và lắc nhẹ ngực của bé. Trước khi làm nên đánh thức bé, để cho bé ở trạng thái tỉnh táo, sau đó kích thích bé. Trạng thái ý thức có thể chia làm mấy loại sau:

1. Tỉnh táo: sau khi khều lòng chân 2-3 lần sẽ khóc, tiếng khóc vang và thời gian duy trì lâu, các động tác cơ thể có lực mạnh.

2. Kích thích: khều chân 1 lần thì khóc, tiếng khóc vang, đôi khi tiếng khóc đều, thời gian duy trì lâu, cơ thể hoạt động nhiều.

3. Thèm ngủ: khều chân ba lần mới khóc, tiếng khóc yếu, thời gian duy trì ngắn và đi vào giấc ngủ rất nhanh, hoạt động của cơ thể ít và không có lực.

4. Chậm: khều chân 5 lần hoặc trên 5 lần mới khóc, hoặc không khóc mà chỉ biểu cảm trên mặt, đi vào giấc ngủ rất nhanh, không có hoạt động cơ thể.

5. Ngủ mê man (hôn mê nông): khều chân 10 lần mà không có phản ứng, châm kim thì có phản ứng, khóc lên một tiếng hoặc xuất hiện biểu cảm trên khuôn mặt.

6. Hôn mê: không có phản ứng với bất kỳ kích thích nào.

cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh và cách nhận biết phản xạ của trẻ sơ sinh

Loại thứ nhất là loại thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, nếu thấy xuất hiện các trạng thái khác, cần cảnh giác liệu bé có bị bất thường ở hệ thần kinh hay không, lúc đó các phụ huynh nên nhanh chóng đến bệnh viện.

Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh

Do khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt của trẻ sơ sinh sẽ dần được hoàn thiện sau khi sinh, do vậy sau khi sinh được một thời gian ngắn, thân nhiệt sẽ bị ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường rất rõ rệt và cũng có thể xuất hiện tình huống thân nhiệt của trẻ giảm xuống do nhiệt độ môi trường quá thấp và thân nhiệt của trẻ sẽ tăng cao theo khi nhiệt độ môi trường tăng lên. Đo thân nhiệt chủ yếu áp dụng cách đo nhiệt độ dưới nách và nên đo thân nhiệt cho bé khi bé đang ở trạng thái yên tĩnh; bé khóc, nhiệt độ trong phòng quá nóng, mẹ đang ôm bé hoặc bé vừa bú mẹ xong đều là những nhân tố có thể khiến thân nhiệt của bé tăng cao trong thời gian ngắn, lúc này có thể đo thân nhiệt bé sau đó 30 phút.

Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh thường là 36- 37,5 độ c, nếu dưới phạm vi này thì gọi là “thân nhiệt không tăng”, còn nếu vượt quá phạm vi này thì gọi là “sốt”. Do thân nhiệt không tăng thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của các chứng bệnh nghiêm trọng, do đó sau khi áp dụng các biện pháp giữ thân nhiệt thì nên đo lại thân nhiệt, nếu không thấy có cải thiện thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được khám. Trẻ bị sốt được chia thành sốt viêm nhiễm và sốt không viêm nhiễm, sốt do ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường được gọi là sốt không viêm nhiễm; còn sốt do vi khuẩn, virus, nấm chlamydia… thì gọi là sốt viêm nhiễm. Khi trẻ sốt nên chủ yếu dùng cách hạ sốt vật lý là chính, khi nhiệt độ quá 38 độ c thì cần hạ sốt vật lý, trước hết cần giảm nhiệt độ trong phòng, bỏ chăn quấn trên người để tản nhiệt, các biện pháp hạ sốt vật lý gồm: chườm nước mát trên trán, tắm nước ấm, lau người bằng nước ấm (nhiệt độ nước khoảng 33- 35 độ), tắm khô vùng trán, tứ chi, bụng và nách (tuyệt đối không dùng cồn). Nếu áp dụng các biện pháp này mà không thấy có hiệu quả, thì nên đi bệnh viện ngay.

cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh và thân nhiệt của trẻ

Quan sát phân để xác định tình trạng bệnh táo bón hay tiêu chảy

Phân su 

Đa số trong vòng 12 tiếng sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu đào thải phân, tức là “phân su”, phân su thường có màu xanh đến, dính, không mùi. Phân su được hình thành do khi trong tử cung của người mẹ, thai nhi đã nuốt lông tơ, mỡ thai trong nước ối, chất tiết trong đường ruột; trong ngày đầu tiên sau khi sinh, bé đào thải ra hoàn toàn là phân su, có màu xanh đến, màu tím đến hoặc màu đến, dính và không có mùi. Sau khi ăn uống bình thường, màu sắc của phân sẽ dần dần nhạt hơn và chuyển sang màu vàng. Nếu được ăn uống tốt, bé bú sữa tốt thì thông thường khoảng 3-4 ngày sau sẽ đào thải hết phân su. Những trẻ uống sữa bò thì mỗi ngày đi đại tiện từ 1-2 lần, còn những trẻ bú sữa mẹ thì số lần đại tiện trong một ngày sẽ nhiều hơn một chút, khoảng 4-5 lần/ngày.

xác định tình trạng phân để tìm cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh

Nếu trong vòng 24 giờ sau khi sinh mà vẫn không thấy bé đi ngoài phân su, thì cần được bác sĩ kiểm tra ngay, để xem có bất thường hay không, ví dụ hậu môn của bé bị tắc; xem xét xem bụng có bị phình lên không để xác định các bất thường về đường tiêu hóa.

Việc đi vệ sinh của trẻ sơ sinh có quy luật 

Những bé bú sữa mẹ thường đại tiện ra phân có màu vàng, đôi khi hơi xanh và khá loãng hoặc mềm như thuốc mỡ có mùi chua và không có bọt. Thường thì số lần đại tiện trong ngày của trẻ sơ sinh khá nhiều, thông thường là 2-5 lần/ngày, nhưng cũng có trẻ đạt 7-8 lần/ngày.

Nếu lượng đường trong sữa nhiều, thì đại tiện ra phân sẽ hơi mềm, kèm theo có mùi hôi như thịt bị thiu, hơn nữa lượng đại tiện mỗi lần cũng nhiều hơn. Đôi khi trong phân còn có lẫn “váng sữa” màu xám trắng. Mỗi bé có số lần đại tiện trong ngày khác nhau, nhưng cần chú ý nếu mỗi ngày chỉ đại tiện 1-2 lần, nhưng đột nhiên lại tăng lên 5-6 lần thì cần nghĩ đến việc bé đã bị bệnh. Lúc này nếu mẹ đã xác định bé bị tiêu chảy thì nên tìm hiểu các cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh thật thận trọng.

Cũng với tháng tuổi ngày càng tăng thì số lần đại tiện sẽ giảm. Do đó nếu thấy trẻ bú sữa mẹ đại tiện loãng, số lần đại tiện nhiêu, thì chỉ cần tinh thần bé cảm thấy no đủ, tình trạng bú sữa tốt, chiều cao cân nặng phát triển bình thường thì cha mẹ cũng không nên lo lắng. Nếu bé uống sữa bột Vinamilk thì thường đại tiện phân có màu vàng hoặc vàng đất, khá khô và cứng như thạch cao và kèm theo có mùi phân thối rất khó chịu. 

Bài viết trên đây cung cấp cái nhìn tổng quát cho các ông bố bà mẹ về trẻ sơ sinh trong giai đoạn những ngày mới sinh cũng như cách quan sát, phân biệt tình trạng phân, số lần để chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

Post Author: admin