Những điều cần lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé

Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, có rất nhiều câu hỏi được hầu hết các phụ huynh đặt ra là: nên lên thực đơn ăn dặm cho bé như thế nào cho phù hợp và có nên cắt nguồn sữa để con làm quen hoàn toàn với bột ăn dặm cho bé hay không?

Để trả lời được những câu hỏi này dưới đây là 1 vài lưu ý dành cho cho ba mẹ có con đang trong giai đoạn ăn dặm.

1. Có nên cắt giảm các cử sữa của con trong giai đoạn ăn dặm

Từ 4 tháng tuổi trở đi, trẻ đã bắt đầu có thể ăn dặm. Tuy nhiên khi lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé, phụ huynh nên cân nhắc sữa vẫn là một nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với con. Nhưng tùy theo từng giai đoạn mà tỷ lệ sữa trong các bữa ăn cũng khác nhau.

Giai đoạn 6 -7 tháng, sữa chiếm khoảng 70-80% dinh dưỡng của bé, còn lại là ăn dặm. Giai đoạn 8-9 tháng tuổi, sữa chiếm khoảng 60-70%. Giai đoạn 10-12 tháng, sữa chiếm khoảng 50%. Và từ 1 đến 2 tuổi, sữa vẫn chiếm khoảng 20-30% trong cơ cấu bữa ăn của bé. Nhiều mẹ có xu hướng ưu tiên cho con ăn hơn bú là không nên, nhất là trong năm dầu bé tập ăn dặm. Hãy nhìn vào các con sổ trên để cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất. Tuy nhiên cũng nên để ý sở thích của bé, nếu bé thích ăn dặm hơn thì có thể cho ăn nhiều hơn, bé thích sữa hơn thì cho bú nhiều hơn.

Có nên cắt giảm sữa khi lên thực đơn ăn dặm cho bé hay không?

2. Những món cần tránh trong thực đơn ăn dặm cho bé

Đối với trẻ dưới 7 tháng tuổi, mẹ không nên cho bé ăn hải sản vì hệ tiêu hóa của bé chưa có đủ men tiêu hóa cho loại thức ăn này, đồng thời nguy cơ dị ứng hải sản của bé ở giai đoạn này khá cao. Khi mới bắt đầu cho ăn, mẹ hãy để ý kỹ phản ứng của bé. Tập ăn hải sản nên cho ăn ít một, ăn lẫn với thịt, trứng, sau đó mới tăng dần lên và ăn riêng. Bên cạnh đó, hải sản cũng có vị tanh, khiến bé dễ bị nôn ói nếu không được tập quen dần. Nên ba mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn hải sản.

Bắt đầu ăn dặm nên cho bé ăn thức ăn mềm nhuyễn, sau đó mới tăng dần độ thô thức ăn cho bé. Hãy tăng độ thô cứng của thức ăn cho bé đúng lúc chứ không phải ép bé ăn đồ thô cứng quá khả năng. Việc này có thể dẫn đến một số nguy cơ: bé sẽ ăn lâu, ăn được ít ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng thu nạp được, khả năng bé bị hóc nghẹn, ngoài ra đồ thô quá cũng khiến bé lười nhai, chán ăn.

3. Khi nào nên lưu ý thành phần dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, ba mẹ đừng vội chú ý đến thành phần dinh dưỡng mà quan trọng là tập cho bé phản xạ nuốt, tập quen với các mùi vị mới, độ đặc của thức ăn. Thực phẩm dể tập ăn nên đơn giản, dễ làm, ví dụ khoai lang hoặc khoai tây, bí đỏ nấu chín nghiền nhuyễn trộn sữa, chuỗi, đu đủ hoặc xoài chín mềm nạo bằng thìa, bột ăn cho trẻ của Vinamilk, nước cơm trộn sữa…

Và sau 1-2 tuần hoặc vài tháng, khi bé đã quen với thức ăn, lúc này mẹ nên chú ý cho bé ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, vì trong 2 năm đầu đời, nhu cầu dinh dưỡng để phát triển của bé rất lớn, trong khi lượng ăn của bé lại được ít. Vì thế các thức ăn trong giai đoạn ăn dặm phải giàu dinh dưỡng để đáp ứng cho sự phát triển của bé. Mẹ lưu ý phân biệt việc “đầy bụng” với việc nhận đủ dinh dưỡng và năng lượng từ thức ăn – nghĩa là các bữa ăn của bé cần cân đối cả bốn nhóm thực phẩm. Tuy nhiên việc này hoàn không đồng nghĩa với việc “nhồi dưỡng chất” một cách cực đoan cho bé.

4. Có nên nêm muối vào thực đơn ăn dặm cho bé hay không?

Muối rất quan trọng đối với cơ thể con người, tuy nhiên, đối với các bé dưới 1 tuổi, muối lại là một trong những điều cần tránh. Ở tuổi này, lượng muối cơ thể bé cắn mỗi ngày rất ít và những thực phẩm hằng ngày của bé như sữa mẹ, sữa bột, hoa quả, thịt, cá… đã đủ lượng muối cần thiết rồi. Vì vậy, việc thêm muối vào đồ ăn của bé là hoàn toàn không cần thiết, thậm chí còn gây hại cho thận của bé (thận của bé dưới 1 tuổi không tải quá 1g muối mỗi ngày). Qua 1 tuổi mẹ có thể nêm thêm muối vào đồ ăn của bé nhưng vẫn nên cho nhạt hơn dổ ăn của người lớn. Dưới 1 tuổi, dù không ăn muối bé cũng không có nguy cơ bị thiếu i ốt vì vi chất này có trong thịt cá, rau củ, ngũ cốc và sữa đủ cho nhu cầu của bé, nên ba mẹ có thể yên tâm vấn đề thiếu hụt muối của trẻ.

Có nên thêm muối vào các món ăn trong thực đơn ăn dặm cho bé

5. Hạn chế hạt nêm và mì chính (bột ngọt) trong thức ăn của bé

Mì chính không chứa thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà chỉ là một gia vị tạo cảm giác “ngọt”. Hiện chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của mì chính đối với bé, nhưng nếu dùng lâu và nhiều có thể khiến bé bị “nghiện” mì chính, phụ thuộc vào loại gia vị này mà không cảm nhận được vị ngon tự nhiên của các thực phẩm, dễ từ chối các thức ăn có mùi vị khác. Vị giác của bé thời kỳ ăn dặm đang hình thành nên mẹ cần thận trọng khi nêm nếm gia vị vào đồ ăn của bé.

Hiện tại hạt nêm đang thay thế mì chính trong các gia đình vì các quảng cáo gây cảm tưởng rằng hạt nêm chiết xuất từ thịt thăn, xương ống, rong biển nên lành hơn mì chính. Kỳ thực trong hạt nêm có khoảng 30% là mì chính và một số chất điều vị “siêu ngọt”, cộng với bột sắn, bột bắp, muối, đường. Còn thành phần chiết xuất từ xương thịt thì “siêu ít” và không chắc có đúng là chiết xuất từ xương thịt hay không. Vì thế không thể nói hạt nêm “lành” hơn mì chính. Thậm chí, nhiều mẹ nhầm tưởng về giá trị dinh dưỡng của hạt nêm, khi nấu bột nấu cháo cho bé chỉ bỏ mỗi hạt nêm vì nghĩ trong đó có “chất” rồi, điều này là hoàn toàn sai lầm. Tốt nhất mẹ không nên nêm cả mì chính và hạt nêm vào đồ ăn của bé.

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc các bé nhà mình. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm những món ăn ngon, bổ dưỡng trong thực đơn ăn dặm cho bé ngay tại đây

Post Author: admin