Xây dựng bữa ăn phụ giàu dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng cho bé

Muốn tăng sức đề kháng cho bé tốt nhất thì mẹ luôn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý. Đặc biệt, không chỉ quan tâm về thực đơn chính mà mẹ cũng cần xây dựng những bữa ăn phụ dinh dưỡng, bao gồm các loại thức uống và món bánh giàu dưỡng chất hàng ngày.

Các loại thức uống giàu dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng cho bé

1. Nước táo tàu tươi

Nguyên liệu:

+ Táo tàu tươi: 100g

+ Đường trắng: 10g

Cách chế biến:

Táo rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt.

Dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ rồi thêm 20 – 25ml nước sôi còn ấm, sau đó cho vào máy xay sinh tố (hoặc dùng vải xô vắt) lấy nước, cho dường vào khuấy đều là được.

2. Nước cam tươi

Nguyên liệu:

+ Cam: 1/2 quả

+ Đường trắng: 10g

+ Nước sôi để nguội: 25ml

Cách chế biến:

Cam rửa sạch, bổ làm đôi, lấy một nửa, vắt lấy nước. Cho thêm một ít nước sôi để nguội và đường vào, khuấy đều rồi cho bé uống.

3. Nước nho tươi

Nguyên liệu:

+ Nho tươi: 100g

+ Đường trắng: 10g

Cách chế biến:

Rửa sạch nho, rồi lau khô bằng khăn mềm đã tiệt trùng.

Dùng dao cắt đôi từng quả nho, bóc vỏ, bỏ hạt. Cho nho vào máy xay sinh tố (hoặc dùng vải xô vắt), vắt lấy nước, thêm đường trắng vào khuấy tan rồi cho bé uống.

4. Nước dâu tươi

Nguyên liệu:

+ Dán tươi: 100g

+ Đường: 10g

Cách chế biến:

Dâu tươi bỏ cuống, rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào cốc cùng với 20 – 25ml nước sôi còn ấm, sau đó xay nhuyễn, vớt bọt, cho đường vào khuấy tan là được.

5. Sữa chua

Nguyên liệu:

+ Sữa tươi: 250ml

+ Nước cốt chanh: 1 thìa cà phê

Cách chế biến:

Cho sữa tươi vào xoong nấu sôi, để nguội, đổ vào cốc. Cho vài giọt chanh vào khuấy đều, sau đó cho vào tủ lạnh.

6. Sữa đậu nành

Nguyên liệu:

+ Đậu nành: 50g

+ Đường trắng, muối mỗi thứ một ít

Cách chế biến:

Đậu nành ngâm, rửa sạch, cho vào 4 lít nước ngâm từ 8 – 10 giờ.

Xây đậu, lọc bỏ bã, lấy nước cốt đậu.

Cho nước đậu vào nồi nấu sôi 2 lần, cho đường và muối vào để nhiệt độ vừa rồi cho bé uống.

7. Nước cà chua

Nguyên liệu:

+ Cà chua 1/2 quả

Cách chế biến:

Cà chua rửa sạch, dùng dao cắt phần đáy thành hình chữ thập, cho vào nồi hấp khoảng vài phút, lấy ra bóc bỏ vỏ ép lấy nước.

Lưu ý: Trẻ lần đầu mới uống, nên thêm một ít nước vào làm cho nhạt bớt, rồi đậm dần, khi nào bé thích hợp thì mới cho uống nguyên chất.

Các món bánh giúp cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của bé

1. Bánh thịt bằm

Nguyên liệu:

+ Thịt băm: 30g

+ Bột mỳ: 50g

+ Nước: 1 bút

+ Dầu, muối, hành, lượng vừa đủ.

Cách chế biến:

Cho thịt, bột mỳ, muối, hành băm, nước trộn đều vào nhau, sau đó nặn thành bánh.

Cho dầu vào chảo, chờ dầu sôi, cho bánh vào chiên chín đều. Xếp bánh ra đĩa, dùng cà rốt cắt hoa, rau thơm bày cho đẹp mắt để bé thích ăn hơn.

2. Bánh trứng gà

Nguyên liệu:

+ Trứng gà: 1 quả

+ Bột mỳ: 50g

+ Nước: 1 bát

+ Dầu ăn, muối vừa đủ

Cách chế biến:

Trứng đập vào bát, đánh tan, cho nước, bột mỳ, muối và đánh nổi lên.

Cho dầu vào chảo, chờ sôi, cho hỗn hợp trên vào, dùng muối tráng bánh cho mỏng, chiên vàng đều là được.

3. Bánh nhân thịt

Nguyên liệu:

+ Thịt: 50 g

+ Trứng gà: 1 quả

+ Hành, dầu, muối: mỗi thứ một ít.

Cách chế biến:

Thịt rửa sạch, cắt miếng mỏng, băm nhỏ ướp muối, hành.

Trứng đập vào bát đánh tan.

Cho dầu vào chảo, chờ dầu sôi, đổ trứng vào chiên thành miếng mỏng, cho thịt vào trứng cuộn lại thành bánh, rán cho bánh chín là được.

4. Bánh bò

Nguyên liệu:

+ Trứng gà: 1 quá

+ Đường: 10g

+ Bột mỳ: 50g

+ Bột gạo: 50g

+ Sữa bột: 1 thìa cà phê

+ Một ít bột nổi

Cách chế biến:

+ Trứng dùng máy đánh bông, vừa đánh vừa cho đường vào.

+ Cho bột mỳ, bột nổi, sữa vào trứng trộn đều.

+ Lót ở đáy nồi hấp bánh một tờ giấy sạch, cho hỗn hợp trứng vào nồi hấp với lửa to chừng nửa tiếng là chín.

5. Bánh khoai tây hấp

Nguyên liệu:

+ Khoai tây: 1 củ nhỏ

+ Trứng gà: 1 quả

+ Bột mỳ: 30g

+ Đường: 1/2 thìa cà phê

+ Bột nổi một lượng nhỏ

+ 1 miếng giấy trắng sạch

Cách chế biến:

Khoai tây cắt miếng mỏng, ngâm trong nước lạnh khoảng 2 phút, sau đó vớt ra cho vào nồi hấp chín, đem tán thành bột.

Cho đường, bột mỳ, bột nổi, trứng vào khoai tây trộn đều.

Lót giấy vào khuôn bánh, đổ hỗn hợp trên vào hấp khoảng 15 phút là được.

Hy vọng với các loại thức uống và các món bánh sẽ giúp bé có một bữa ăn phụ giàu dưỡng chất, giúp tăng sức đề kháng cho bé, cũng như hỗ trợ sự phát triển của bé một cách toàn diện nhất.

Nếu mẹ muốn tham khảo thêm các cách tăng sức đề kháng cho trẻ khác thì có thể xem thêm tại link https://www.vinamilk.com.vn/sua-bot-vinamilk/vi/tag/suc-de-khang/

admin

Share
Published by
admin

Recent Posts

Những kỹ năng sống mầm non cần thiết cho trẻ dưới 6 tuổi

Trẻ dưới 6 tuổi cũng cần phải học những kỹ năng sống mầm non cần…

5 years ago

Bố mẹ cần chuẩn bị những gì khi bé đi học mầm non?

Đi học mẫu giáo luôn là một thử thách đối với các bé nhỏ, là…

5 years ago

Vitamin – Dưỡng chất luôn có trong sữa phát triển chiều cao cho bé

Trước nay, vitamin luôn được biết đến là dưỡng chất quan trọng đối với cơ…

6 years ago

GIải đáp vấn đề: Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất?

Trẻ sơ sinh cần nguồn dinh dưỡng đa phần từ sữa, nhưng trong trường hợp…

6 years ago

giải đáp thắc mắc sữa nào tốt cho bé trong giai đoạn sơ sinh

- Nuôi dưỡng bé: Sữa mẹ chính là nguồn sữa tốt nhất cho bé vì không…

6 years ago

Sữa bầu anmum có tốt không trong thực đơn của bà bầu 3 tháng giữa

Ba tháng giữa là giai đoạn mà bạn cần chú ý đến chế độ ăn…

6 years ago