Tại sao trẻ con hay hỏi…

Tại sao Cô Palo Alto, cư dân của California, có lẽ đã… chán chê lắm rồi nên cô mới gửi một lá thư dài cho trung tâm “Parenting Health Center”, trong đó có đoạn như sau: “Thằng nhóc 3 tuổi của em cứ liên tục hỏi em “tại sao?” về mọi chuyện trên đời như tại sao bầu trời màu xanh, tại sao lại có mây trên trời, tại sao con không được ra ngoài chơi, tại sao lúc nào con cũng phải ngoan?… Có khi em có cảm tưởng là câu trả lời không làm nó chú ý vì có bao giờ nó thỏa mãn đâu. Em bực quá rồi. Làm sao bây giờ?” Có lẽ Alto không biết là loại câu hỏi mà cô cầu cứu là kiểu mà các nhà tâm lý… trên khắp thế giới nhận hầu như mỗi tuần. Lũ nhóc là chúa tò mò. Chúng ta rất yêu những cái miệng đỏ hồng đáng yêu phát ra những lời ngộ nghĩnh, nhưng có khi “mấy trự” chuyên môn hỏi bắt đầu bằng hai chữ “tại sao” đều đặn như cái vòi nước bị leak cứ “tỏn, tỏn” các âm thanh khiến bậc cha mẹ nào hiền như…

Ma Soeur trên cõi đời này nhiều khi cũng phải phát cáu gắt lên: “Mầy có câm miệng lại không thì bảo hở thằng ôn con kia, tại sao cứ hỏi… tại sao hoài vậy hử?” Chúng ta bực mình vì 2 lý do. Thứ nhất là vì chúng ta… bí lù (bạn nói thật đi, chính bạn có biết tại sao bầu trời màu xanh không?), nhưng ngay cả khi chúng ta biết, thì “tốc độ” hỏi tại sao của lũ nhóc vẫn không giảm. Đó là tại vì cha mẹ đã không hiểu được “ngôn ngữ con nít” và khi chúng hỏi “tại sao?”, chúng đâu có… thắc mắc chân thành như người lớn chúng ta đâu! Chúng ta không hiểu nên câu trả lời của chúng ta làm sao thỏa mãn được mấy “thằng ôn con thân yêu” cho được.

Bác sĩ Alan Greene của “Parenting Health Center” có một …mưu mẹo thần sầu có thể giúp Alto và biết bao bực cha mẹ khác có thể thoát khỏi cạm bẫy “tại sao” hóc búa này. Bạn nhớ lại xem, cách thông tin duy nhất mà con bạn thiết lập với bạn khi nó còn đỏ hỏn là… khóc và khóc. Nó sử dụng “phương pháp duy nhất” là ò e để… nhắn tin: con đói, mẹ ơi, con khát, con nực, con nhớ mẹ, cái tã này chật quá, ngón tay con đau quá, con mèo làm con sợ quá, cái gì ồn vậy mẹ và ngay cả con… chán mẹ quá vv… và hàng ngàn cảm giác khác nhau mà thằng bé cảm nhận. Dần dần có một chuyện thiêng liêng xảy ra là bà mẹ bắt đầu biết tiếng khóc của con mình là nhắm vào cái gì, và cu cậu cũng biết phát ra các “tần số” khác nhau để yêu cầu và vòi vĩnh khác nhau. Lúc đầu có thể bạn rất lúng túng, nhưng sau đó mọi chuyện trở nên trơn tru và hai mẹ con có mộ1t “ngôn ngữ đặc biệt” để liên lạc với nhau mà có khi người ngoàì không hiểu gì hết

 

Post Author: admin