GIải đáp vấn đề: Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất?

Trẻ sơ sinh cần nguồn dinh dưỡng đa phần từ sữa, nhưng trong trường hợp mẹ thiếu sữa, gia đình thường lo lắng không biết nên lấy nguồn sữa nào thay thế và trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất . Để giải đáp cho vấn đề này, các bậc phụ huynh hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Dinh dưỡng cho bé từ 0 – 4 tháng tuổi

Đặc điểm:

Cân nặng: Trẻ bình thường, mỗi ngày trung bình trẻ tăng 15gr, mỗi tháng trong quý đầu tăng ít nhất là 600 gram. Trung bình khi 1 tháng trẻ nặng từ 3500kg – 4500kg.

Chiều cao: tăng khoảng 2cm(lúc 1 tháng trẻ cao từ 48 – 52cm)

Hệ tiêu hóa: Niêm mạc đường tiêu hóa chưa hoàn thiện. Chưa có men tiêu bột. Thức ăn duy nhất của bé là sữa mẹ hoặc sữa thay thế. Trẻ biết bú mẹ ngay từ khi sinh ra.

Cách nuôi:

Nếu gia đình phân vân không biết trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất thì câu trả lời là nuôi con bằng sữa mẹ. Vì sữa mẹ là phương pháp tối ưu cho sự phát triển của trẻ, vì sữa mẹ là chất dinh dưỡng duy nhất thỏa mãn nhu cầu phát triển và phù hợp với sinh lý của cơ thể trẻ.

Cách cho bú:

Bú mẹ ngay sau khi sinh (30 phút – 1 giờ) để tận dụng nguồn sữa non và các chất kháng khuẩn.

Bú mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu: không cho trẻ uống nước, không uống nước hoa quả.

Một lần bú cho trẻ bú hết một bên bầu vú, lần sau sẽ bú bên kia.

2. Trường hợp mẹ không đủ sữa cho con bú?

Trẻ không có sữa mẹ: là những trẻ không có mẹ (con nuôi, mồ côi, mẹ bị bệnh nặng) hoặc trẻ bị bệnh nặng không thể bú mẹ mà không có mẹ để vắt sữa cho con. Hạn chế tối đa trường hợp này vì sự bất lợi của nuôi con bằng sữa nhân tạo: dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, dễ bị suy dinh dưỡng, béo phì, dị ứng sữa bò, ngăn cách tình cảm mẹ con, mẹ dễ có thai trở lại….

– Cách nuôi:

Cách 1: Sữa mẹ vắt ra ly đút cho trẻ uống.

Cách 2: Sữa bột hộp.

– Trẻ sơ sinh đủ tháng (cân nặng lúc sinh lớn hơn 2500g):

Dùng sữa công thức 1 pha đúng theo thìa lường mỗi loại sữa: 1 thìa gạt pha với 30ml nước.

– Số lượng: 150ml/kg/ ngày chia làm 8 bữa.

Trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân (cân nặng lúc sinh dưới 2500kg):

Cho trẻ uống sữa đặc biệt như Vinamilk, Friso, Neo Similac, Enfalac premature cách pha theo hướng dẫn từng hộp sữa ghi trên bao bì.

– Số lượng: Bắt đầu 60ml/kg/ngày, sau đó mỗi ngày tăng 20ml/kg/ngày cho đến khi đạt 200 ml/kg/ngày.

Bữa bú: ít nhất là 8 – 12 lần/ ngày.

Không nên cho bú bình, nên đút bằng thìa.

Sau bú cho uống 5 – 10ml nước đun sôi.

1 tháng cho uống 5 – 10ml nước hoa quả.

Theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên để điều chỉnh số lượng sữa: Sự tăng cân trung bình của trẻ trong quý đầu là 600g/tháng.

Tuyệt đối không được dùng sữa đặc có đường nuôi trẻ nhỏ.

Giai đoạn nhũ nhi: là giai đoạn từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi.

Sự phát triển:

Cân nặng: Trung bình, 6 tháng trẻ nặng gấp đôi (khoảng 5 – 6kg) lúc sinh và đến tháng thứ 12 trẻ nặng gấp 3 (trung bình từ 8 kg – 12kg)

Chiều cao: mỗi tháng tăng 2cm. Đến 12 tháng trẻ cao gấp rưỡi lúc sinh (trung bình trẻ cao từ 74cm – 78cm)

Vòng đầu tăng khoảng 44cm. Tổ chức não trưởng thành bằng 75% so với người lớn (900g)

Lớp mỡ dưới da phát triển nên trông trẻ bụ bẫm.

Hệ tiêu hóa: Hoàn thiện dần và khi 4 tháng bắt đầu có khả năng tiêu hoá được tinh bột và các thực phẩm khác ngoài sữa.

Xem thêm Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh: https://goo.gl/sZALG3

Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất?

3. Cách chăm sóc trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Sau 6 tháng trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

– Cách nuôi dưỡng:

Từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi: chi cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình (giống như giai đoạn sơ sinh)

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, với trẻ bú mẹ nếu trẻ tăng dưới 500g trong một tháng thì phải cho trẻ tập ăn dặm (bột), nếu trẻ tăng trên 500gr trong một tháng thì vẫn tiếp tục cho bú mẹ đến 8 tháng tuổi.

Tiếp tục bú mẹ theo nhu cầu của trẻ, bú càng nhiều càng tốt.

Khi bé được 6-12 tháng: Tập ăn dặm bằng bột loãng: Tập ăn từ ít (1 – 2 thìa bột) đến nhiều (1/3 – 1/2 bát – 1 bát/ngày); từ lỏng đến đặc (từ bột 5% đến bột 10%), từ ít chất (bột gạo + một loại thực phẩm khác như trứng hoặc sữa…) đến nhiều chất (bột + đạm: thịt, trứng, sữa, đậu … + dầu + lá rau xanh …). Ngay từ tuổi này trẻ cũng đã ăn được xác (cái) thức ăn, nếu chi cho trẻ ăn nước thì sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng (sắt và protein). Không nên nêm muối, đường, bột ngọt vào bột của trẻ.

Nếu trẻ nuôi bằng sữa bình thì ngày bú 6 cữ + 2 cữ bột.

Đến khi 6 tháng, tất cả các trẻ phải được cho ăn dặm bằng bột đủ 4 nhóm thức ăn (bột + đạm + dầu + rau). Ngày ăn 3 – 4 bữa bột (hoặc cháo).

4. Chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng đòi hỏi có sự hiểu biết, kỹ thuật và tính cẩn thận, chu đáo. Tập cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt. Bú theo nhu cầu của trẻ (không cần tính giờ giấc), cho bú đêm để có nhiều sữa mẹ. Để mẹ có nhiều sữa có chất lượng tốt cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không kiêng khem món ăn nếu không bị dị ứng, uống nhiều nước lọc và sữa, giữ tính thần thoải mái, vui vẻ, ngủ, nghi tốt. Lo lắng, nóng giận, mệt mỏi cũng làm mất sữa mẹ.

Cho bú cạn một bên vú (thấy vú xẹp nhiều, mềm) rồi hãy chuyển sang bên kia, để bé tận hưởng cả sữa đầu và sữa cuối. Sữa tiết ra trong những phút đầu trong veo vì chứa nhiều nước và kháng thể, sữa tiếp sau đục dần do chứa nhiều chất béo giúp cung cấp năng lượng cho bé lên cân. Nếu sữa mẹ quá nhiều mà em bé nhỏ bú không hết thì nên vắt bớt sữa đầu ra cốc, cho bú sữa sau, rồi sau đó dùng thìa đút sữa trong cốc cho bé uống dần thay nước lọc. Chú ý là bé bú mẹ hoàn toàn thì không cần uống thêm nước lọc. Bé đói hay khát đều nên cho bú mẹ là đủ.

Nếu bé đi tiêu phân mềm dẻo hai ba ngày mới đi một lần cũng không sao. Bé bị táo bón nếu không đi tiêu sau 3 ngày, phân chặt cứng, bé khó chịu, khóc rặn nhiều, bỏ bú thì cần xem lại có pha sữa đặc không, cho uống thêm nước lọc nếu thời tiết nóng ra mồ hôi nhiều.

Người mẹ đang cho con bú cũng cẩn thận trọng khi dùng thuốc vì thuốc có thể qua sữa mẹ. Cần thông báo việc bạn đang cho con bú với người bác sĩ đang thăm khám cho bạn.

Cần theo dõi cân nặng để biết lượng sữa đã đủ chưa. Trong 3 tháng đầu, bé cần tăng ít nhất là 1kg mỗi tháng.

Trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên đã có thể tập ăn dặm dần dần

6. Cách tập cho con ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên

Vào độ tuổi này, mỗi ngày trẻ cần ăn ba bữa chính để có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như chất xơ, vitamin các loại từ rau củ quả và chất đạm từ thịt động vật như thịt bò, thịt heo, thịt gà… Trẻ sẽ tập cách dùng hai hàm răng nhai hoặc nghiền nát thức ăn dạng thô. Ngoài ra, trẻ còn tập cách cầm muỗng để xúc thức ăn. Trong giai đoạn này, để cầm muỗng cho đúng cách và điều khiển theo ý muốn của mình là một công việc khá khó khăn đối với trẻ. Vì thế, khi thấy trẻ dùng tay để bốc thức ăn, bạn không nên vội vàng ngăn cấm hay đe dọa trẻ. Hãy cho trẻ thời gian luyện tập cách cầm muỗng và điều cần thiết nhất là bạn phải rửa tay trề thật sạch trước và sau khi ăn.

Lúc này, trẻ đã có thể cùng ăn những món ăn của cả nhà, ngoại trừ trứng luộc chưa chín tới, pho-mát mềm chưa khử trùng, những sản phẩm ít chất béo hoặc nhiều chất xơ, nhiều muối và mật ong (đối với trẻ dưới 1 tuổi). Lưu ý, những món ăn đó không có nhiều gia vị như mặn, chua hoặc cay và không khó nhai đối với trẻ.

Khi đã ăn được món ăn đặc, có thể trẻ sẽ tự động giảm uống sữa. Tuy nhiên cho đến khi trẻ được 1 năm tuổi, bạn nên duy trì việc cho trẻ dùng sữa, mỗi ngày cần phải uống từ 500 – 800ml sữa. Sau khi trẻ được 1 tuổi trở lên, bạn có thể hạn chế cho trẻ uống sữa bằng bình sữa, thay vào đó nên dùng ly hay cốc có mỏ vịt hoặc cái thìa để cho trẻ dễ uống. Một số trẻ có thể không thích uống sữa nữa sau khi chuyển sang dùng ly, nếu thế bạn hãy thử pha sữa với ngũ cốc và pho-mát để tạo hương vị mới lạ nhằm kích thích trẻ dùng sữa. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng sữa để chế biến các món ăn hoặc cho trẻ dùng các sản phẩm chế biến từ sữa…

Nếu như đến bữa ăn mà trẻ không đói, bạn nên giảm lượng sữa uống hàng ngày của trẻ, bằng cách cho trẻ dùng các sản phẩm từ sữa như sữa chua. Nhưng lưu ý, các sản phẩm này chứa đủ chất béo toàn phần.

Dạ dày của trẻ còn nhỏ nên mỗi bữa ăn trẻ không thể ăn quá nhiều thức ăn được. Do thế, những bữa ăn chính gồm rau quả hay cá xốt pho-mát có nhiều chất đạm và giải phóng nhiều carbohydrate cháy chậm rất thích hợp để cung cấp năng lượng cho quá trình phát triển nhanh chóng của trẻ.

Những bữa ăn phụ cũng đóng vai trò quan trọng trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ, vì nó kịp thời cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể mỗi khi năng lượng của cơ thể giảm sút. Ví dụ, khoảng thời gian từ bữa ăn trưa đến bữa ăn tối, bạn cần cho trẻ ăn một hoặc nhiều bữa phụ, tùy theo nhu cầu của trẻ.

Mong rằng những thông tin trên đã phần nào giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cũng như đã tìm ra được loại sữa tốt nhất cho bé sử dụng và một số thông tin để chuẩn bị cho quá trình ăn dặm của bé được diễn ra suông sẽ và có cách thức, phương pháp rõ ràng hợp lý để tránh làm ảnh hưởng sức khỏe của bé. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm những mẹo nuôi bé khỏe, bé ngoan theo đường link sau: https://goo.gl/jgRrNK

Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm bài viết ” Giải đáp vấn đề: Trẻ sơ sinh uống sữa gì tốt nhất“. 

Post Author: admin