Những kỹ năng sống mầm non cần thiết cho trẻ dưới 6 tuổi

Trẻ dưới 6 tuổi cũng cần phải học những kỹ năng sống mầm non cần thiết. Tuy nhiên kỹ năng sống mầm non nào mới phù hợp với độ tuổi của bé. Cùng tìm hiểu nhé.

1. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Một trong những kỹ năng sống mầm non quan trọng và cần thiết nhất mà các bé dưới 6 tuổi cần phải học đó chính là kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Việc tự chăm sóc được cho bản thân giúp trẻ có thể tự lập khi ra ngoài. Cha mẹ cũng có thể yên tâm hơn về việc con cái mình có thể tự lo được cho bản thân mình. Trẻ nhỏ không cần phải học quá nhiều về các kỹ năng chăm sóc bản thân. Bạn chỉ cần dạy trẻ những kỹ năng cơ bản cần thiết là được. Ví dụ như dạy trẻ tự biết ăn, uống nước, thay quần áo và tự đi vệ sinh…. Rất nhiều trẻ không được cha mẹ dạy các kỹ năng này dẫn đến việc trẻ không thể tự mình chăm sóc cho bản thân và phải phụ thuộc nhiều vào người khác. Điều này không những tạo thêm gánh nặng cho cha mẹ mà sau này khi bé đi tới trường học, bé cũng khó có thể hòa nhập được với mọi người. kỹ năng sống mầm non tự chăm sóc bản thân

2. Kỹ năng chào hỏi người lớn

Việc rèn luyện cho bé thói quen chào hỏi người lớn cũng là một kỹ năng sống mầm non cực kì quan trọng giúp rèn luyện đạo đức cho bé. Để rèn luyện kỹ năng này, cha mẹ cần làm mẫu cho bé trước sau đó chỉ bé chào theo bạn. Dần dần sẽ hình thành lên trong bé thói quen phải luôn luôn lễ phép với người lớn. Việc lễ phép với người lớn không chỉ giúp bé hình thành trong bé phẩm chất đạo đức tốt, mà còn giúp bé được người lớn yêu quý. Bên cạnh đó việc luôn luôn chào hỏi người lớn khiến bé cũng trở lên tự tin hơn khi giao tiếp với người lạ. Nhờ vậy bé sẽ dễ dàng hòa nhập được với môi trường bên ngoài hơn.

3. Kỹ năng yêu thương chăm sóc người khác

Việc dạy trẻ biết yêu thương người khác là điều rất quan trọng. Nhiều đứa trẻ cứ luôn luôn phá phách, bày trò quậy phá người khác, tất cả đều là do trẻ không biết yêu thương, trân trọng những người xung quanh nên mới ương bướng như vậy. Bạn có thể dạy trẻ yêu thương người khác thông qua việc dạy trẻ biết yêu thương thiên nhiên và động vật. Ví dụ như việc dạy trẻ tự trồng một cái cây, hay chăm sóc một chú chó, mèo…. Thông qua việc tự mình chăm sóc thứ gì đó giúp bé cảm thấy trân trọng nó hơn. Từ đó bồi dưỡng tình cảm trong bé. Giúp bé luôn trân trọng và yêu thương mọi thứ xung quanh mình. >>> Tìm hiểu thêm: Ba mẹ nên chuẩn bị gì cho trẻ đi học mầm non?

4. Kỹ năng thu xếp đồ đạc gọn gàng

Đây là một trong những kỹ năng sống mầm non mà ít người chú ý tới nhất, do chính bản thân họ cũng không có thói quen thu xếp đồ đạc gọn gàng. Tuy nhiên đây lại là một thói quen cực tốt mà bạn nên dạy con mình. Để giúp bé rèn luyện kỹ năng này, cha mẹ cũng cần làm gương trước bằng việc luôn luôn sắp xếp và giữ đồ đạc trong nhà một cách gọn gàng ngăn nắp. Sau đó chỉ dạy cho bé biết thứ tự để mọi món đồ trong nhà và yêu cầu bé luôn để đồ đạc vào đúng vị trí của nó. Đồng thời bạn cũng nên luôn luôn nhắc nhỏ bé tự thu dọn đồ chơi của mình sau khi chơi xong. kỹ năng sống mầm non tự thu xếp đồ đạc

5. Kỹ năng trung thực

Việc dạy trẻ luôn luôn trung thực là rất quan trọng. Để dạy trẻ kỹ năng này bạn cần phải khuyến khích trẻ luôn luôn nói thật với mọi người xung quanh, nói cho trẻ biết rằng nói dối là xấu là không tốt. Chúng ta cũng biết lời nói dối đôi khi là tốt là có lợi, tuy nhiên trẻ em dưới 6 tuổi là quá nhỏ để có thể phân biệt thế nào là lời nói dối xấu, thế nào là lời nói dối có lợi. Vì vậy bạn chỉ cần dạy bé phải luôn luôn nói thật, đồng thời cũng tránh nói dối trước mặt bé.

6. Kỹ năng lắng nghe người khác

Kỹ năng lắng nghe người khác đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi đơn giản chỉ là việc bạn dạy trẻ phải luôn luôn bình tĩnh lắng nghe người khác nói. Nhiều đứa trẻ rất nóng nảy, thường xuyên cãi nhau với bạn bè và người lớn…. Việc này khiến mối quan hệ của bé với những người xung quanh trở lên không được tốt. Do đó bạn cần phải kiềm chế tính cách này của bé. Đối với mỗi lần bạn thấy bé cãi nhau với bạn bè bạn không nên chạy đến bênh vực cho bạn bè mà phải kêu bé dừng lại và lắng nghe ý kiến của bé, hỏi bé lý do tại sao lại cãi nhau, đồng thời phân tích cho bé hiểu bé đúng và sai như thế nào, dạy bé cần phải bình tĩnh lắng nghe ý kiến của người khác.

7. Kỹ năng biết chia sẻ

Có rất nhiều đứa trẻ sống rất ích kỷ, cá nhân và không chịu chia sẻ đồ của mình cho người khác. Chính vì việc cha mẹ quá chiều chuộng bé. Đôi khi thấy bé có ý thích một món đồ nào đó, cha mẹ bé không những không ngăn cản bé mà lại còn ra mặt muốn lấy món đồ đó cho bé. Điều đó khiến bé luôn nghĩ rằng bản thân muốn gì được đó, và trở lên sống ích kỷ, luôn muốn sở hữu món đồ mà bé muốn, những thứ mà bé thích mà không hề biết chia sẻ cho ai. kỹ năng sống mầm non biết chia sẻ Để giúp bé bạn cần phải dạy bé luôn nhường nhịn và chia sẻ cho người khác. Đối với những món đồ bé thích, nếu đã thuộc về người khác rồi bạn cần phải phân tích cho bé biết rằng món đồ đó không phải của bé, và bé không nên lấy nó. >> Xem thêm: Kỹ năng sống mầm non cần thiết cho trẻ

Post Author: admin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *