7 phương pháp đơn giản tăng sức đề kháng cho bé

Trẻ sơ sinh và trẻ vừa mới biết đi không có một hệ thống miễn dịch phát triển đầy đủ để bảo vệ bản thân khỏi những cơn cảm nhẹ. Do đó, việc tăng sức đề kháng cho bé trở thành một chủ đề luôn được các ông bố bà mẹ chú ý quan tâm.

Đặc biệt, trẻ em thường xuyên bị cảm kể từ sáu tháng tuổi trở đi, bởi vì đây là thời điểm khả năng tiếp thu miễn dịch từ mẹ yếu dần và chuyển sang miễn dịch tự thân của trẻ có được. Những năm tháng đầu đời chính là thời điểm quan trọng nhất để bản thân trẻ củng cố và phát triển hệ thống miễn dịch. Cha mẹ nên lưu ý những điều cần thiết cho con trong giai đoạn quyết định này để trẻ có một sức khỏe tuyệt với về sau.

Sau đây là 7 phương pháp hiệu nghiệm mà các mẹ có thể thực hiện dễ dàng để tăng sức đề kháng cho trẻ:

1. Bổ sung thêm trái cây và rau củ trong thực đơn của bé

Ngay từ hôm nay, hãy tập cho trẻ ăn cà rốt, đậu, dâu tây, cam và bổ sung dần dần vào chế độ ăn của con. Vì đây là những loại thực phẩm chứa chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho bé như vitamin C và Carotenoid. Các dưỡng chất thực vật này có thể làm tăng sản xuất các tế bào bạch cầu và chất interferon chống lại sự xâm nhiễm của các loại virut nguy hiểm và tạo nên một lớp phủ tế bào.

Các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất thực vật trong chế độ ăn uống có thể ngăn ngừa các căn bệnh ung thư và tim ở tuổi trưởng thành.

Các mẹ hãy cố gắng cung cấp cho con năm phần trái cây và rau củ mỗi ngày (một phần ăn khoảng hai muỗng canh cho trẻ mới biết đi và tăng lên đối với trẻ lớn hơn). Nếu con của bạn từ chối ăn trực tiếp trái cây và rau củ, bạn có thể cho thuyết phục bé ăn bằng cách cho bé ăn kèm với bánh bông lan hoặc làm salad trái cây ăn dặm cho trẻ.

ăn trái cây tăng sức đề kháng cho bé

2. Tiếp tục cho con uống sữa mẹ đến khi con đã cứng cáp hơn

Sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể tăng cường miễn dịch và các tế bào bạch cầu. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn giúp ngăn ngừa các vấn đề như nhiễm trùng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiểu, và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Các nghiên cứu cho thấy, sữa mẹ còn làm tăng sức mạnh của não và giúp bảo vệ bé chống lại nhiều căn bệnh như tiểu đường, bệnh Crohn, viêm đại tràng và một số dạng ung thư sau này. Theo Tiến sĩ Shubin, thuộc học viện nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, các bà mẹ nên cho con bú ít nhất trong năm đầu tiên của cuộc đời để đảm bảo bé có một hệ miễn dịch toàn diện sau này.

Bên cạnh đó, khoảng từ tháng thứ ba trở đi, mẹ nên tập cho bé uống những loại sữa bột khác để bổ sung những dưỡng chất cần thiết khác. Một số loại sữa bột giúp tăng sức đề kháng cho trẻ đáng tin trên thị trường mà các mẹ có thể tham khảo như: Dielac Alpha Gold 4 của Vinamilk, Abott Grow, Nuvita Grow của Nutifood,…

3. Cùng bé luyện tập thể dục

Tập thể dục là một cách tuyệt vời để giữ cho cha mẹ cũng như con cái khỏi bệnh tật. Để con hình thành thói quen tập thể dục, bạn hãy là một hình mẫu tốt để con noi theo. Hãy đưa con mình đến các lớp học bơi hay học nhảy hàng tuần, rồi cùng con học những bước đơn giản đến phức tạp.

Bạn hãy khuyến khích con tập thể dục để con thấy được thú vui của việc đó, hoặc bạn cũng có thể để con đề ra những sáng kiến hoạt động khác để con tăng trí tưởng tượng và niềm vui thú trong cuộc sống hằng ngày. Việc cùng bé luyện tập thể dục không chỉ tăng cường sức khỏe, hệ thống miễn dịch mà còn tăng gắn kết yêu thương với bé.

tập thể dục tăng sức đề kháng cho bé

4. Chống lại sự lây lan của vi trùng có hại xung quanh

Chống lại sự lây lan của vi trùng không làm tăng khả năng miễn dịch của con, nhưng đó là một cách tuyệt vời để hệ thống miễn dịch của trẻ ổn định và phát triển. Cha mẹ cần đảm bảo con phải được rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn. Đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh của con trước và sau bữa ăn, sau mỗi lần ra ngoài chơi, xử lý các vi khuẩn từ vật nuôi. Để giúp trẻ em có thói quen rửa tay, bạn có thể sử dụng các loại xà bông hay khăn tắm có hình thù và hương thơm gây hứng thú cho trẻ.

Một lời khuyên nữa, nếu con bạn bị bệnh, bạn hãy nhanh chóng vứt bỏ bàn chải đánh răng ngay lập tức. Đó là hành động không chỉ bảo vệ sức khỏe của riêng bé mà còn sức khỏe của gia đình. Do bàn chảy là nơi ẩn nấp thuận lợi của những loài vi khuẩn và dễ lây lan, truyền nhiễm bệnh.

5. Đảm bảo con bạn được ngủ đủ giấc

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh do làm giảm các tế bào chống lại bệnh trong cơ thể, tấn công hệ miễn dịch. Trẻ sơ sinh có thể cần đến 18 giờ ngủ mỗi ngày. Trẻ mới biết đi cần 12 đến 13 giờ và trẻ đã đi học mẫu giáo cần khoảng 10 giờ. Cha mẹ cũng nên đặt một thời gian ngủ trưa giữa ngày cho con để các quá trình trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn.

ngủ đủ giấc tăng sức đề kháng cho bé

6. Tạo nên một không gian sống trong lành cho trẻ

Cha mẹ phải loại bỏ thói quen hút thuốc, vì hút thuốc không chỉ có hại cho sức khỏe bản thân mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Khói thuốc có thể kích thích các tế bào nguy hiểm trong cơ thể, từ đó các tế bào này sẽ tấn công ngược lại hệ miễn dịch của cơ thể. Đối với những bậc cha mẹ khó khăn trong việc bỏ hút thuốc, hãy đảm bảo việc hút thuốc của bạn ở bên ngoài ngôi nhà cách xa đứa trẻ.

Ngoài ra, trẻ em đặc biệt dị ứng với khói thuốc, chúng dễ mắc các bệnh như viêm phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp, và hen. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thần kinh của trẻ.

Các yếu tố khác có thể cản trở việc tạo ra môi trường sống lành mạnh cho gia đình như những bụi bẩn không khí thẩm thẩu từ cửa sổ và cửa ra vào, khí độc của môi trường xung quanh. Cha mẹ cũng nên chú ý đến những loài sâu mạnh trong vườn cây. Tất cả những điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch ít nhiều.

7. Hạn chế sự căng thẳng ở trẻ

Hãy chắc chắn rằng con bạn luôn được cảm thấy yêu thương, và hãy giúp trẻ trải qua những căng thẳng và lo lắng trong cuộc sống hằng ngày. Điều này có thể giúp ích cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu bé cảm thấy lạc quan và yêu thích những gì diễn ra xung quanh hơn, thì khi đó hệ thống miễn dịch sẽ được tăng cường tốt hơn.

Stress là một trong những yếu tố chính góp phần vào sự suy giảm của hệ thống miễn dịch, vì vậy đừng bỏ qua nó. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng: tiếng cười và sức khỏe có mối liên quan tích cực.

hạn chế sự căng thẳng tăng sức đề kháng cho bé

Tăng sức đề kháng cho bé luôn là một chủ đề được các bậc cha mẹ quan tâm hơn cả vào những năm tháng đầu đời của con. Sức đề kháng là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển về sức khỏe và trí não của con khi con trưởng thành. Những phương pháp trên hy vọng phần nào giúp ích cho cha mẹ.

Post Author: admin