Những điều cần biết trong giai đoạn cho bé ăn dặm

Giai đoạn sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên, bé đã có thể bắt đầu tập ăn dặm. Để chuẩn bị cho giai đoạn bé ăn dặm. Ba mẹ cần lưu ý một số điều sau đây. Hãy cùng các chuyên gia dinh dưỡng tìm hiểu nhé!

1. Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm

Các chuyên gia nhi khoa cho rằng: thời điểm thích hợp để bé ăn dặm là lúc 4 – 6 tháng tuổi, khi chức năng tiêu hóa của ruột và khả năng của thận đã khá hoàn thiện, sẵn sàng cho việc ăn uống. Bên cạnh đó, nhu cầu các chất khoáng như: sắt, kẽm bắt đầu có thể bị thiếu hụt từ khoảng 4 tháng tuổi. Do đó, khi bé tròn 4 tháng tuổi, mẹ cần theo dõi sự tăng cân của bé sát sao hơn. Thường thì đến thời điểm này bé sẽ tăng khoảng 150g – 200g mỗi tuần. Nếu thấy bé có biểu hiện hơi chậm phát triển thì có thể tập cho ăn dặm ngay.

Tùy vào thể trạng và sự tăng cân của bé, ba mẹ có thể dời thời điểm cho ăn lại đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Lúc này, nếu bạn thấy trẻ hay nhìn miệng mọi người khi ăn uống, đòi thức ăn, miệng chép chép theo thì có thể thử cho bé uống chút nước súp, nước cháo hoặc nước trái cây,… Đây chính là thời điểm bạn cần cho bé tập ăn dặm, nhằm đảm bảo cho bé tiếp tục tăng trưởng và phát triển bình thường.

Tốc độ tăng trưởng của bé từ 4 – 6 tháng tuổi cũng khá nhanh, trong khoảng tháng 6-9, trẻ cần bổ sung hàm lượng vitamin và năng lượng lớn, nêu như trong giai đoạn này không đáp ứng đủ các thành phần dinh dưỡng, bé có thể bị suy dinh dưỡng. Do sự phát triển của trẻ chịu tác động của nhiều nhân tố, bao gồm di truyền, dinh dưỡng, môi trường, bệnh tật… Vì thế, mỗi cơ thể bé đều có chiều hướng phát triển riêng, nên làm cha mẹ không nên áp đặt hoàn toàn vào tiêu chuẩn phát triển của bé như trong sách.

Bé sẽ bắt đầu mọc răng vào khoảng 6 – 8 tháng tuổi nên có nhu cầu nhai để có thói quen ăn uống tốt sau này. Khi trẻ bú mẹ đã làm quen với hương vị các loại thức ăn qua sữa mẹ nên dễ dàng trong việc tiếp nhận các thức ăn này ở tuổi ăn dặm.

2. Làm thế nào tập cho bé ăn dặm?

Thức ăn đặc không giống như sữa. Vì vậy, ba mẹ hãy kiên nhẫn và bình tĩnh giúp bé vượt qua giai đoạn này. Thức ăn để bé tập ăn nên đơn giản, dễ làm và bạn đừng chú ý tới thành phần dinh dưỡng vội vì bé mới chỉ tập ăn. Lúc này điều quan trọng là cho bé tập làm quen với độ đặc, vị thức ăn và ăn bằng muỗng thay vì cho mút, bú. Nên cho bé ăn đặc trước cữ bú lúc đói nhất, sau đó cho bú đủ như bình thường. Dưới đây là một số thức ăn giúp bé tập ăn dặm:

–  Chuối nạo, đu đủ hoặc xoài nạo bằng muỗng.

– Một miếng nhỏ khoai lang hoặc khoai tây tán nhuyễn trộn với vài muỗng sữa tươi hoặc sữa mẹ vắt ra.

– Một muỗng bột dành cho trẻ đã chín với vài muỗng nước sôi hoặc sữa.

– Vài muỗng nước cơm chắt với sữa.

– Tán nhuyễn vài muỗng bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình.

– Vài muỗng đậu phụ nước đường.

– Lê chín nghiền nhuyễn.

Bé ăn dặm khi được 4 - 6 tháng tuổi

3. Bé nên ăn gì khi được 6 – 9 tháng tuổi?

Khi bé ăn thức ăn dặm 2 – 3 lần/ngày và đã làm quen với bột ăn dặm, rau, hoa quả, phụ huynh có thể thêm thịt vào khẩu phần của bé. Vì thịt cung cấp protein, kẽm và sắt có trong thành phần sữa dành cho bé.

Giống như các loại thức ăn khác, trong lần đầu tiên cho bé ăn thịt, bạn cần phải quan sát phản ứng của cơ thể bé. Bạn có thể sử dụng các loại thịt đóng hộp dành cho bé ở lứa tuổi này hoặc bạn có thể xay thịt hoặc giã nhuyễn. Trộn thịt với một ít sữa mẹ hoặc sửa để bé dễ nuốt hơn. Trong giai đoạn này cần bổ sung thêm lượng chất sắt cho bé bằng những thực phẩm không gây táo bón.

– Gạo, bột ngũ cốc dành riêng cho bé

– Cháo nấu nhừ

– Các loại rau xanh, xay nhuyễn.

– Các loại trái cây, rửa sạch, làm sinh tô.

– Đậu phụ nấu chín, sữa chua, pho mát

– Thịt gà, sơ chế sạch xay nhuyễn…

4. Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 đến 12 tháng tuổi

Các bé trong độ tuổi này, hầu hết đều có thể ăn các loại thức ăn mềm, nghiền nát hoặc thức ăn xắt miếng thật nhỏ. Hầu hết thức ăn của người lớn (không cho muối) đều phù hợp với bé. Để thuận tiện cho bạn, bạn cũng có thể chuẩn bị cho bé các thức ăn đóng hộp phù hợp với độ tuổi của bé.

Khi bé có thể cầm được các đồ vật nhỏ bằng ngón tay trỏ và ngón tay cái, bạn có thể giới thiệu- cho bé các thức ăn nhón bằng tay như rau mềm xắt nhỏ, mì sợi nấu chín và hoa quả cắt nhuyễn. Các bé thích thể loại thức ăn nhón bằng tay.

Trong giai đoạn này, bạn cần nhớ rằng bé rất dễ bị nghẹt thở, hóc các đồ vật nhỏ (kể cả thức ăn cứng như đậu phông, kẹo cứng, cà rốt luộc không nhừ) và những đồ chơi nhỏ.

5. Ăn dặm trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi

Trẻ sau một năm vẫn tiếp tục lớn và phát triển các bộ máy trong cơ thể kiện toàn dần, chế độ ăn từ sữa mẹ giảm dần. Ở thời kỳ này nếu nuôi dưỡng không hợp lý thì trẻ dễ bị suy dinh dưỡng và thiếu chất. Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, nên phối hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.

Khi mua thức ăn phải chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ. Rau lá xanh thì tốt hơn so với lá màu nhạt hoặc rau thân rễ. Mỗi ngày ít nhất phải ăn rau lá xanh một lần. Thực phẩm nên đa dạng hoá, không được kén ăn. Thực phẩm đa dạng hoá vừa tăng sự thèm ăn, lại có thể đạt được mục đích bổ sung lẫn nhau giữa chất dinh dưỡng của các thức ăn khác nhau.

Thường xuyên thay đổi phương pháp nấu nướng, như cơm, thức ăn chia riêng, cơm thức ăn nấu chung, cho ăn thức ăn làm từ bột, cháo, xúp có chất tanh… để tăng sự thèm ăn của trẻ.

6. Một số lưu ý dành cho phụ huynh

– Rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn, lau khô bằng khăn sạch rồi mối tiến hành pha bột cho trẻ

– Để bé tiêu hoá một cách dễ dàng, thì các bữa ăn nên cách xa nhau.

– Lúc mới tập ăn dặm cho bé, không nên pha bột quá đặc. Độ đặc của bột được tăng dần khi bé đã thích nghi với thói quen ăn dặm sau mỗi tuần.

– Đừng ép buộc bé ăn quá no, nếu bé ăn quá ít, thì sau khi ăn một lúc khoảng 10 phút cho bé bú thêm sữa mẹ.

– Khi cho bé ăn, các bà mẹ không nên vừa cho con ăn vừa làm việc như thế sẽ khiến bé không thích thú đón nhận bữa ăn.

– Khẩu vị của mỗi trẻ khác nhau, bé thì thích ăn vị mặn thay vì ăn ngọt, và ngược lại. Vì thế các bà mẹ nên đề ý để chế biến chén bột cho trẻ thích hợp hơn.

– Khi bé đã làm quen với nhiều món ăn khoảng 5 ngày, người mẹ nên bắt đầu thay đổi món ăn hàng ngày để tạo sự ngon miệng cho trẻ, tránh sự nhàm chán.

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý bao gồm:

+ Đủ về lượng: ba bữa mỗi ngày, phải cho bé ăn bữa sáng, thêm một đến hai bữa phụ trong ngày.

+ Đủ về chất lượng: Mỗi bữa ăn chính cần có đủ bốn nhóm thực phẩm bao gồm bột, rau, trái cây, đạm và béo.

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ mang lại những kinh nghiệm tuyệt vời cho ba mẹ trong quá trình ăn dặm của con. Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm tại đây một số triệu chứng có thể đi kèm trong quá trình ăn dặm như: nôn trớ hay trào ngược dạ dày v.v….

Post Author: admin