Ba mẹ nên làm gì khi bước đầu cho bé ăn dặm

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, ba mẹ không nên vội vàng cắt nguồn dinh dưỡng từ sữa của con mà bắt con ngồi vào bàn ăn để tập cho bé ăn dặm. Thay vào đó, ba mẹ nên từ từ từng bước một để bé làm quen với thức ăn dạng đặc. 

Dưới đây là những mẹo giúp ba mẹ dần dần hướng con đến việc ăn dặm một cách dễ dàng hơn. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Tập cho trẻ làm quen với thức ăn dặm

Trong những lần đầu, mẹ có thể thăm dò bằng cách cho trẻ nếm một hoặc hai muỗng thức ăn (tương đương 15ml). Dần dần tăng lượng thức ăn lên cho đến khi nào trẻ không chịu ăn nửa – sau đó, cho trẻ tiếp tục bú phần sữa còn lại.

Nghệ thuật bón thức ăn cho trẻ: Cho dù trẻ có tỏ ra thích thú với các món ăn đặc ngay từ lần ăn đầu tiên thì mẹ cũng chớ vì thế mà cho trẻ ăn quá nhiều. Hãy tập cho trẻ học cách nuốt thức ăn và thư giãn trong khi ăn. Tránh tập ăn lúc trẻ quá mệt, cần được ngủ, nên nói chuyện và thể hiện các cử chỉ giao tiếp với trẻ trong khi ăn.

Những thực phẩm cần tránh: Để tránh những nguy cơ bị dị ứng hay mắc phải chứng không dung nạp thức ăn, cũng như những căn bệnh không tốt cho trẻ sau này, khi chế biến món ăn cho trẻ, mẹ nên cẩn thận với một số gia vị và nguyên vật liệu sau đây:

– Muối: Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng những món ăn có muối để tránh gây tổn hại đến thận và tình trạng mất nước trong cơ thể. Nếu tập thói quen ăn mặn, sau này trẻ rất dễ bị cao huyết áp. Thực phẩm xông khói cũng là những thức ăn có chứa muối.

– Đường: mẹ không nên thêm đường vào thức ăn cho trẻ, ngoại trừ một số thực phẩm có chứa đường sẵn. Tập thói quen ăn ngọt là nguyên nhân gây sâu răng cho trẻ sau này.

– Trứng chưa nấu chín: Để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, mẹ cần phải luộc thật chín cả lòng trắng lẫn lòng đỏ trứng khi chế biến món ăn cho trẻ.

Lựa chọn kỹ thực phẩm cho bé ăn dặm[[alt=Lựa chọn kỹ thực phẩm cho bé ăn dặm]]Lựa chọn kỹ thực phẩm cho bé ăn dặm[[alt=Lựa chọn kỹ thực phẩm cho bé ăn dặm]]Lựa chọn kỹ thực phẩm cho bé ăn dặm

– Pho-mát chưa tiệt trùng: Để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, mẹ không nên cho trẻ ăn các loại pho-mát chưa tiệt trùng, chẳng hạn như pho-mát mềm Brie hay Camembert.

– Những thực phẩm có chứa gluten: Không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn các món ăn có chứa nhiều gluten như lúa mì, lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen 

– Các loại hạt: Tuyệt đối không nên cho trẻ từ 5 tuổi trở xuống ăn những thức ăn ở dạng hạt bởi vì chúng có thể khiến trẻ bị hóc, gây nghẹn, nghẹt thở đường hô hấp, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng

– Mật ong: Nên rất hạn chế cho trẻ ăn mật ong vì trong mật ong có chứa một loại vi khuẩn mà trẻ em dưới 1 tuổi khi ăn vào có thể kết hợp tạo nên độc tố gây ngộ độc cho trẻ.

– Nghêu sò: Nghêu sò là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây ngộ độc thức ăn ở trẻ. Trẻ nhỏ cũng thường không dung nạp các thực phẩm chế biến từ nghêu sò.

– Thực phẩm có nhiều chất xơ: Mẹ không nên cho trẻ dùng quá nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ, vì chúng sẽ gây cản trở việc hấp thu một số khoáng chất cần thiết đối với cơ thể trẻ.

2. Những điều cần lưu ý khi lần đầu cho bé ăn dặm

Trước tiên, cần phải rửa tay thật sạch rồi quệt lên đầu ngón út một chút thức ăn của trẻ để kiểm tra nhiệt độ; nếu thức ăn đã nguội, thì thử cho trẻ mút ngón tay có thức ăn của bạn. Cách dùng ngón tay bón thức ăn này nhằm đem lại cho trẻ cảm giác quen thuộc và trẻ sẽ bót lạ lẫm với thức ăn hơn. Sau đó mới cho trẻ ăn bằng muỗng.

Quệt một chút thức ăn lên đầu ngón tay út và thử cho trẻ mút ngón tay có thức ăn ấy.
Sau đó, quệt một chút bột nghiền nhuyễn rồi đưa vào giữa hai làn môi để trẻ chủ động mút thức ăn. Nếu trẻ quay đầu đi, mẹ lau sạch và thứ lại lần nữa.

3. Ba mẹ nên làm gì nếu trẻ không chịu ăn

Trong những lần đầu, trẻ thường không chịu ăn. Đây là biểu hiện bình thường của trẻ, mẹ không nên lo lắng hay vội vàng thúc ép trẻ mà hãy kiên nhẫn thử lại vào những ngày tiếp theo, mẹ nên cho trẻ làm quen với từng loại thức ăn riêng biệt trước khi trộn chúng lại với nhau. Trong giai đoạn này, điều quan trọng là không nên giảm lượng sữa mà trẻ cần phải uống mỗi ngày bởi vì những thức ăn mới này chưa thể cung cấp đủ dưỡng chất thay thế được sữa. 

Nếu trẻ vẫn không chịu ăn từng món riêng biệt, hãy thử trộn chúng lại với nhau và tỏ ra kiên nhẫn khi cho trẻ ăn. Trẻ không thích ăn có thể bởi vì ngày hôm đó trẻ cảm thấy khó chịu trong người, không khí xung quanh nóng bức và chỉ muốn uống sữa mà thôi. Mẹ không nên quá lo lắng vẻ điều này, không ăn dặm một vài bữa cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mẹ nên chờ một vài ngày sau rồi thử cho trẻ ăn món khác lỏng hơn để trẻ dễ nuốt. Nếu trẻ vẫn uống sữa và lên cân đều đặn thì không có gì phải lo ngại cho sức khỏe của trẻ cả. Ngoài ra, nếu muốn trẻ làm quen vói thức ăn dặm dễ dàng hơn, mẹ có thể thử dùng bột ăn dặm của Vinamilk để cho bé tập quen dần với thức ăn.

Ba mẹ cần kiền trì để tập cho bé ăn dặm

4. Những điều cần lưu ý

Trẻ mới sinh thường có phản xạ đẩy lưỡi, do đó, nếu cho trẻ ăn dậm quá sớm thì theo phản xạ, trẻ sẽ dùng lưỡi đẩy thức ăn ra ngoài để khỏi bị nghẹn. Phản xạ này thường biến mất khi trẻ được 4 – 6 tháng tuổi.

Trước khi cho trẻ ăn bất kỳ món ăn gì, tốt nhất mẹ nên nếm trước để xem nhiệt độ, mức mặn nhạt của món án đó. Nếu món ăn lấy ra tù tủ lạnh, mẹ nhớ hâm nóng lại thật kỹ rồi để vừa đủ nguội. Lưu ý, khi hâm nóng nhớ khuấy đều để thức ăn không có chỗ nóng, chỗ lạnh.
Khi cho trẻ ăn những thức ăn lấy ra từ tủ lạnh, chỉ nên hâm lại một lần mà thôi. Tùy theo nhu cầu của trẻ, mẹ chỉ cần lấy ra một lượng vừa đủ để trẻ ăn trong một lẩn.

Đối với các món nghiền nhuyễn hay bột khuấy quá đặc, mẹ có thể thêm vào sữa hoặc nước đun sôi để nguội để làm cho thức ăn có độ loãng phù họp với nhu cầu của trẻ. Không nên cất những thức ăn mà trẻ đã ăn dở vì thông qua thìa múc thức ăn, các vi trùng trong nước miếng đã lây sang và sinh sôi nảy nở trong phần thức ăn thừa đó. Trẻ ăn vào có thể sẽ bị tiêu chảy, sình bụng, thậm chí bị ngộ độc.

Không nên bón cho trẻ từng thìa đấy thúc ăn, vì trẻ có thể bị sặc, nghẹn. Khi cho thực phấm vào tủ đông, nên múc thật đầy sau đó đậy kín để không tạo ra một khoảng trống làm khí tích tụ trên bề mặt thức ăn nhằm đảm bảo chất lượng món ăn. Mặc dù, có nhiều người khuyến cáo rằng không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn dặm; nhưng mẹ cũng có thề cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn dặm, trong trường họp này nên tránh dùng những món ăn có trúng, các loại quả có vị chua và nghêu sò, ốc hến…

Tham khảo thêm tại đây những cách chăm sóc trẻ khoa học mà ba mẹ nên biết.

Post Author: admin