Thực đơn ăn dặm cho bé 4 – 6 tháng trở lên theo từng độ tuổi

Vào mỗi độ tuổi khác nhau, bé sẽ có thực đơn ăn dặm riêng với những dưỡng chất phù hợp với thể trạng và độ tuổi của bé. Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về thực đơn ăn dặm cho bé 4 – 6 tháng trở lên phù hợp theo từng độ tuổi.

Thực đơn ăn dặm cho bé 4 – 6 tháng trở lên theo từng độ tuổi

Mẹ cần áp dụng thực đơn ăn dặm sao cho phù hợp với thể trạng và độ tuổi của bé sao cho hợp lý. Do đó, những gợi ý dưới đây về lượng ăn theo từng giai đoạn của bé chỉ mang tính chất tương đối nhằm mục đích có cơ sở dữ liệu cho mẹ tham khảo.

Thực đơn ăn dặm cho bé 4 – 6 tháng

Không nên áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 4 - 6 tháng tuổi mà nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn

Không nên áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 4 – 6 tháng tuổi quá sớm. Trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Bởi vì hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn này chưa hoàn thiện cũng như việc nhai nuốt của trẻ rất khó khăn. Do đó, mẹ nên đợi bé đủ 6 tháng tuổi thì mới tập bắt đầu tập cho bé ăn dặm.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 – 7 tháng

Bú mẹ là chính +1-2 bữa bột loãng (5%) đặc dần lên và một chút nước quả…

Cụ thể lượng ăn mỗi ngày: bột gạo: 20g (4 thìa cà phê, mỗi bữa 2 thìa – tương đương 200ml, tức một bát ăn cơm); thịt (cá, tôm): 20-30g(2-3 thìa cà phê); rau xanh: 20g; dầu mỡ/1-2 thìa cà phê; bú mẹ/sữa: 600-700ml.

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 – 9 tháng

Bú mẹ + 2-3 bữa bột đặc (10%) + nước quả, hoa quả nghiến hoặc các đồ ăn vặt như váng sữa, sữa chua, kem caramel…

→ Cụ thể lượng ăn mỗi ngày: bột gạo: 40-60g (mỗi bữa 3-4 thìa cà phê); thịt (cá, tôm); 40-50g, rau xanh: 40g hoặc hơn; dầu/mỡ: 5-6 thìa cà phê; bú mẹ/sữa: 500-600ml.

Thực đơn ăn dặm cho bé 10 – 12 tháng

Bú mẹ + 3-4 bữa bột đặc (12-15%) /cháo nấu nhừ + hoa quả nghiền hoặc các đồ ăn vặt như váng sữa, sữa chua, kem caramen…

→ Cụ thể lượng ăn mỗi ngày: bột gạo: 60-80g (mỗi bữa 5-6 thìa cà phê); thịt (cá, tôm): 60-80g; rau xanh: 60g hoặc hơn; dầu/mỡ: 7-8 thìa cà phê; bú mẹ/sữa: 500-600ml.

Thực đơn ăn dặm cho bé 4 - 6 tháng trở lên, đặc biệt là cho trẻ 10 - 12 tháng tuổi là hoa quả nghiền

Thực đơn ăn dặm cho bé 1 – 2 tuổi

Bú mẹ + 3-4 bữa cháo/cơm/mì + hoa quả nghiền/xắt miếng nhỏ hoặc các đồ ăn vặt như váng sữa, sữa chua, kem caramen…

→ Cụ thể lượng ăn mỗi ngày: gạo: 100-120g – tương đương 3 bát con cháo, mỗi bát 200ml; thịt (cá, tôm): 100- 200g, một tuần có thể ăn 3-4 quả trứng; rau xanh: 50-80g; dầu/mỡ: 20-30g; hoa quả: 100-150g; bú mẹ/sữa: 400- 500ml.

Lưu ý: Lý tưởng nhất là mẹ cho bé bú đến 2 tuổi. Không nên cai sữa mẹ trước 12 tháng tuổi. Nếu không có điều kiện hãy cố gắng cho bé bú ít nhất 6 tháng đầu hoàn toàn sữa mẹ, sau đó thay sữa công thức.

Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

Trước 1 tuổi, có phải không nên cho con dùng mật ong?

Đúng vậy. Tuy mật ong có nhiều ích lợi với cơ thể nhưng đối với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, mật ong lại có nguy cơ gây ngộ độc. Trong mật ong chứa bào tử clostridium botulinum, chất gây ngộ độc botulism. Hệ tiêu hóa trưởng thành của người lớn có thể vô hiệu hóa được những bào tử này nhưng hệ tiêu hóa non nớt của bé thì chưa đủ sức chống chọi. Vì thế tuyệt đối mẹ không cho bé dưới 1 tuổi dùng mật ong.

Có nên thường xuyên cho con ăn các loại bột dinh dưỡng đóng hộp?

Hiện có nhiều nhà sản xuất cung cấp thức ăn đóng lọ dùng sắn cho em bé để mẹ đỡ vất vả với cuộc sống bận rộn. Tuy nhiên thức ăn đóng lọ được chế biến công nghiệp mùi vị không thơm ngon như đồ tươi và thường chứa chất bảo quản không có lợi cho dạ dày của bé. Thêm nữa, thức ăn đóng lọ không được đa dạng bằng thức ăn tự chế biến có thể khiến bé nhàm chán.

Vậy nên thỉnh thoảng mẹ có thể thay đổi thức ăn đóng lọ cho bé nhưng không nên dùng thường xuyên, hãy tự nấu để bé có thể làm quen với nhiều loại thức ăn và những mùi vị tươi ngon. Bột ăn dặm có sẵn với chất lượng với dưỡng chất dồi dào giúp bé phát triển tốt nhất mà mẹ có thể tham khảo như RiDielac của Vinamilk, sẽ đảm bảo được nguồn dinh dưỡng cũng như an toàn đối với sự phát triển của bé.

Các thức ăn nào dễ gây dị ứng cho con khi mới tập ăn dặm?

Dị ứng thức ăn là một phản ứng không bình thường với thức ăn, do hệ miễn dịch của cơ thể gây ra. Trẻ em, đặc biệt các bé dưới 3 tuổi dễ bị dị ứng thức ăn do hệ miễn dịch và đường ruột còn non yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao.

Bé bị dị ứng có các biểu hiện dị ứng sau khi ăn từ 30 phút đến vài giờ, với các triệu trứng nhẹ như đau bụng, nôn, nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người, nóng ran, tiêu chảy, hoặc nặng hơn như khó thở, thở rít, trụy mạch, tụt huyết áp. Một số trường hợp nặng, dị ứng thức ăn có thể gầy kịch phát cơn hen phế quản hoặc sốc phản vệ, dẫn đến tử vong.

Các món ăn có thể gây dị ứng cho bé gồm hải sản (tôm, cua, ngao, sò hoặc một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá ngừ, lươn, cá trích…), lòng trắng trứng, lạc (nhất là với trẻ bị hen suyễn), lúa mì, sữa bò, thực phẩm chua như dầu tây, cà chua vì có hàm lượng axit cao.

Hy vọng với những thực đơn ăn dặm cho bé 4 – 6 tháng trở lên phù hợp theo từng độ tuổi cũng như một số lưu ý khi cho bé ăn dặm thì mẽ sẽ áp dụng đúng cách giúp phát triển toàn diện một cách tốt nhất.

Post Author: admin